
Thị kính là thấu kính hội tụ, dùng để phóng to ảnh do Vật kính tạo thành, tạo ảnh ảo từ vật ảo, cùng chiều và lớn gấp nhiều lần vật ảo.
1. Thị kính Huygen
Sau gần 100 năm từ phát hiện của Galileo, Christian Huygens là người đầu tiên phát minh ra thị kính ghép từ hai thấu kính thành phần. Kiểu ghép của Huygens đó là dùng hai thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự f đặt cách nhau một khoảng f/2. Mặt lồi của hai thấu kính cùng hướng về phía tiêu diện ảnh. Kiểu ghép này đã cải thiện phần nào hiện tượng cầu sai và sắc sai. Thị kính Huygens vốn được thiết kế để dùng cho các kính thiên văn với độ mở F/15 trở nên. Xét về tổng thể, kiểu ghép này đã cải thiện được phần nào lỗi quang học do thấu kính đơn gây ra nhưng trường nhìn của nó khá hẹp, chỉ từ 20-35 độ. Ảnh kém sắc nét và bị viền đỏ tím rõ rệt, màu sắc không đẹp . Kiểu ghép Huygens thường dùng trong các kính thiên văn hay kính hiển vi rẻ tiền, bán theo bộ gọi là cho có. Khoảng đặt mắt của nó cũng khá ngắn, gây khó chịu cho người quan sát. Thậm chí một số người mua nó về chỉ để dùng với mục đích tạo ảnh của Mặt Trời lên một tờ giấy để quan sát gián tiếp. Cũng dễ hiểu bởi vì thị kính Huygen chỉ do hai thấu kính ghép lại nên không thể đòi hỏi một chất lượng ảnh cao ở nó được.


2. Thị kính Ramsden
Do Christian Ramsden phát minh ra vào năm 1783. Về cơ bản nó không khác kiểu ghép Huygens là mấy ngoại trừ việc hai mặt lồi của thấu kính quay lại với nhau. Với cải tiến nhỏ này, ảnh quan sát được đã giảm bớt đi hiện tượng méo trường ảnh ( méo trống ) và tăng khoảng đặt mắt lên một chút.
Các loại thị kính
3. Thị kính Kellner
Năm 1849 , Kellner giới thiệu một cách ghép mới. Thị kính mới của Kellner đã cải thiện quang sai một cách đáng kể, đồng thời cho một trường nhìn tương đối thoái mái và rõ ràng. Ông đã thay thế thị kính cuối trong hệ Ramsden bằng một thấu kính achromat ( bao gồm một thấu kính hội tụ ghép với một phân kỳ ). Cải tiến này mang lại hiệu quả rất tốt. Các bạn có thể hiểu đơn giản rằng kính thấu kính kép phía sau đã sửa lỗi quang học cho thấu kính đơn phía trước. Kết quả mà kiểu ghép này đem lại là tạo ra một hình ảnh khá tốt, trường nhìn rộng từ 40-50 độ, quang sai và cầu sai được giảm rõ rệt. Khoảng đặt mắt thoải mái hơn rất nhiều. Tuy nhiên kiểu ghép này gặp phải một vấn đề đó là sự phản xạ nội không mong muốn gây mất tương phản.


4. Thị kính Orthoscopics
Thị kính Orthoscopics do Ernst Abbe tạo ra vào năm 1880. Cấu tạo gồm 3 thấu kính lồi và với một thấu kính phẳng lồi duy nhất phía trước là điều đặc biệt duy nhất của kiểu ghép này. Thị kính kiểu Orthoscopics cho ra một chất lương quang học rất tốt. Các hiện tượng như sắc sai, méo ảnh gần như không còn. Hơn nữa nó còn đem lại một trường nhìn rộng trung bình 50 độ, khoảng đặt mắt rất thoải mái.
4. Thị kính Orthoscopics
Thị kính Orthoscopics do Ernst Abbe tạo ra vào năm 1880. Cấu tạo gồm 3 thấu kính lồi và với một thấu kính phẳng lồi duy nhất phía trước là điều đặc biệt duy nhất của kiểu ghép này. Thị kính kiểu Orthoscopics cho ra một chất lương quang học rất tốt. Các hiện tượng như sắc sai, méo ảnh gần như không còn. Hơn nữa nó còn đem lại một trường nhìn rộng trung bình 50 độ, khoảng đặt mắt rất thoải mái.
5. Thị kính Erfle
Với mục đích ban đầu được thiết kế sử dụng cho quân đội, nó lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1917. Thị kính kiểu Erfle là thị kính thuộc loại trường rộng và siêu rộng đầu tiên với trường nhìn tối đa có loại lên đến 75 độ. Được cấu tạo từ 5 thấu kính thành phần, trong đó có 2 thấ kính kiểu achromats. Bộ 5 thấu kính này đã đem lại cho thị kính Erfle một cái nhìn cực rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là vùng nhìn biên hay bị loạn thị khi sử dụng với độ phóng đại lớn và độ méo tang khá lớn.
5. Thị kính Erfle
Với mục đích ban đầu được thiết kế sử dụng cho quân đội, nó lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1917. Thị kính kiểu Erfle là thị kính thuộc loại trường rộng và siêu rộng đầu tiên với trường nhìn tối đa có loại lên đến 75 độ. Được cấu tạo từ 5 thấu kính thành phần, trong đó có 2 thấ kính kiểu achromats. Bộ 5 thấu kính này đã đem lại cho thị kính Erfle một cái nhìn cực rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là vùng nhìn biên hay bị loạn thị khi sử dụng với độ phóng đại lớn và độ méo tang khá lớn.
5. Thị kính Erfle
Với mục đích ban đầu được thiết kế sử dụng cho quân đội, nó lần đầu tiên được ra mắt vào năm 1917. Thị kính kiểu Erfle là thị kính thuộc loại trường rộng và siêu rộng đầu tiên với trường nhìn tối đa có loại lên đến 75 độ. Được cấu tạo từ 5 thấu kính thành phần, trong đó có 2 thấ kính kiểu achromats. Bộ 5 thấu kính này đã đem lại cho thị kính Erfle một cái nhìn cực rộng. Tuy nhiên nhược điểm của loại này đó là vùng nhìn biên hay bị loạn thị khi sử dụng với độ phóng đại lớn và độ méo tang khá lớn.


6. Thị kính Plossl
Một bác sĩ nhãn khoa tên GS Plossl sống ở Vienna - Áo đã phát minh ra thị kính tuyệt vời này vào năm 1860. Mẫu thiết kế đầu tiên của Plossl bao gồm 4 thấu kính chia làm 2 cặp. Thị kính này còn gặp phải lỗi phản xạ nội và có một khoảng đặt mắt hơi khó chịu ( khoảng 60-70% độ dài tiêu cự). Tuy nhiên tất cả những điều trên không ảnh hưởng nhiều lắm đến chất lượng mà nó mang lại vì kiểu ghép plossl cho một trường nhìn khá rộng - khoảng 55 độ. Nó xử lí hình ảnh khá tốt khi loại bỏ méo ảnh, loạn thị lệch tâm và chỉ bị một chút viền tím nhẹ khi quan sát với thiên thể có độ tương phản cao như Mặt trăng. Có một vài plossl cải tiến với 5 thấu kính thành phần bên trong cải thiện một chút về trường nhìn.
7. Thị kính Monocentric
Nó được phát minh bởi Adolf Steinheil năm 1883, một kiểu thị kính khá đặc biệt khi chỉ gồm 3 bộ phận ghéo khít với nhau. Kiểu thị kính này chỉ đem lại một trường nhìn nhỏ dưới 30 độ, hình ảnh không có gì đặc sắc.


8. Thị kính NAGLER
Được phát minh bởi Albert NAGLER và cấp bằng sáng chế vào năm 1979, loại thị kính này cung cấp một trường nhìn siêu rộng ( 82 độ). Các loại quang sai được hạn chế rất tốt. Kết câu bên trong của thị kính rất phức tạp với các cặp thấu kính bổ trợ cho nhau theo phương thức bù trừ. Ánh sáng sẽ liên tục bị tán xạ và gấp khúc lần lượt qua từng cặp.